Sau cuộc đột kích bất ngờ của Hamas hôm 7/10,ếnsựGazakhoétbấtđồngMỹxsmb nhanh nhất Israel coi nhóm vũ trang này là mối đe dọa sống còn và coi hủy diệt Hamas là mục tiêu quan trọng nhất. Mỹ đã cam kết giúp Israel đánh bại Hamas, nhưng với chính quyền Tổng thống Joe Biden, mối đe dọa không chỉ dừng ở Hamas.
Mỹ đang cố gắng giữ cho các đồng minh đoàn kết trên mặt trận đối phó Nga, Trung Quốc nên rất muốn tránh một cuộc xung đột quy mô lớn ở Trung Đông, trong khi Israel sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn để theo đuổi mục tiêu đánh bại Hamas.
Tổng thống Biden ban đầu thể hiện rõ thái độ ủng hộ đối với Israel, tới thăm Tel Aviv trong một cử chỉ thể hiện cam kết vững chắc với đồng minh. Nhưng khi chiến sự ở Gaza kéo dài và thương vong dân thường ngày càng lớn dưới các đòn không kích của Israel, ông chủ Nhà Trắng chịu áp lực ngày càng lớn từ dư luận trong nước.
Ông sau đó nhiều lần nhấn mạnh với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Tel Aviv cần tuân thủ luật nhân đạo quốc tế khi tiến hành chiến dịch đáp trả Hamas. Washington cũng liên tục kêu gọi Tel Aviv tạm ngừng bắn để đưa viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza và hỗ trợ nỗ lực giải cứu con tin.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinkens cho biết ông đã thảo luận về điều này với Thủ tướng Netanyahu và nội các Israel trong cuộc gặp ở Tel Aviv hôm 3/11. Chính quyền Biden còn đang thúc đẩy Israel giảm thiểu thương vong cho dân thường và tăng cường thực hiện các cuộc tấn công chính xác nhắm vào nhóm thủ lĩnh Hamas.
Dù Mỹ gây áp lực như vậy, Israel vẫn không giảm cường độ không kích Gaza. Không quân nước này vẫn tiến hành vụ tập kích vào khu tị nạn lớn nhất Dải Gaza, khiến nhiều phụ nữ và trẻ em thiệt mạng.
Ông Netanyahu tuyên bố Israel không thể đồng ý "tạm ngừng bắn" theo lời kêu gọi của Mỹ và nhiều bên khác nếu Hamas chưa thả khoảng 240 con tin đang bị giam tại Dải Gaza.
Nhà Trắng từ chối bình luận về việc cuộc tập kích vào trại tị nạn ở Gaza có phù hợp hay không, nhưng các quan chức chính quyền ngày càng thất vọng với số thương vong tăng cao ở Gaza.
"Đây là chiến dịch của họ và chỉ Israel mới có thể đưa ra quyết định về mục tiêu hay cách tiến hành các hoạt động", người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói.
Về lâu dài, Tổng thống Biden vẫn kêu gọi áp dụng giải pháp hai nhà nước, tức thành lập Nhà nước Palestine cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel. Ngoại trưởng Blinken cũng đã trao đổi với chính phủ Israel về những gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với Israel và Gaza sau chiến dịch chống lại Hamas.
"Chúng tôi đang và sẽ tiếp tục thảo luận với các đối tác trong và ngoài khu vực về kịch bản sau khi Hamas bị đánh bại", ông Blinken nói. "Con đường tốt nhất, thậm chí có thể duy nhất, như tôi đã nói, là hai nhà nước cho hai dân tộc".
Israel đến giờ vẫn chưa nêu tầm nhìn của họ về tương lai Gaza nếu Hamas bị tiêu diệt. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallanthas cho biết mục tiêu là xóa sổ khả năng quân sự và điều hành của Hamas, nhưng không nói rõ điều gì sẽ xảy ra sau đó.
Dù chính phủ Israel tuyên bố sẽ không chiếm đóng Gaza, một số người thuộc phe cực hữu ở nước này đã ủng hộ việc kiểm soát dải đất trong thời gian dài hoặc di chuyển toàn bộ dân Gaza đến bán đảo Sinai tại nước láng giềng Ai Cập, điều Cairo cực lực phản đối.
Khi cuộc xung đột tiếp diễn mà chưa có hồi kết rõ ràng, lãnh đạo Mỹ và Israel đều phải đối mặt với áp lực chính trị ngày càng tăng trong nước, giới quan sát nhận định.
Tổng thống Biden, người ban đầu được khen ngợi vì ủng hộ Israel, giờ đây phải hứng chịu chỉ trích từ chính đảng Dân chủ, đặc biệt là các cử tri trẻ tuổi, người Hồi giáo và người Mỹ gốc Arab, những người cảm thấy xót xa về con số thương vong ở Gaza và kêu gọi chính quyền can thiệp để đạt được lệnh ngừng bắn.
Ngay cả các thành viên quốc hội từng ủng hộ Israel cũng nói rằng họ muốn Tel Aviv kiềm chế hơn trong chiến dịch chống lại Hamas.
"Mức thương vong dân thường hiện nay ở Gaza là không thể chấp nhận được", thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy, thành viên Tiểu ban Trung Đông thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, hôm 2/11 nói. "Tôi kêu gọi Israel lập tức xem xét lại cách tiếp cận của mình và chuyển sang một chiến dịch có mục tiêu và cân xứng hơn".
Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Biden trong đảng Dân chủ đã giảm 11 điểm phần trăm vào tháng 10, xuống 75%, mức thấp nhất từ trước tới nay trong nhiệm kỳ của ông.
Một số đảng viên Cộng hòa, trong đó có cả các ứng viên tổng thống, đang viện dẫn lời kêu gọi tạm ngừng bắn ở Gaza của Tổng thống Biden là bằng chứng cho thấy ông đang phai nhạt ủng hộ đối với Israel.
Và Thủ tướng Netanyahu, người trước cuộc xung đột đã không được lòng công chúng Israel vì thúc đẩy một cuộc cải cách tư pháp gây tranh cãi, hiện phải đối mặt với vô số lời chỉ trích vì không thể ngăn chặn cuộc tấn công của Hamas hôm 7/10 và vì ông từ chối nhận trách nhiệm về sự việc.
Hàng trăm người hôm 4/11 tập trung bên ngoài nhà riêng của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Jerusalem, kêu gọi ông từ chức.
Kết quả cuộc thăm dò do Kênh 13 của Israel thực hiện tuần trước cho thấy 76% người được hỏi nói rằng ông Netanyahu nên từ chức và 64% muốn Israel tổ chức bầu cử ngay sau khi chiến sự với Hamas kết thúc.
Khi được hỏi rằng ai chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ tấn công của Hamas, 44% người tham gia khảo sát đổ lỗi cho Thủ tướng Netanyahu.
Trong khi đó, ông Netanyahu, người nổi tiếng với quan điểm cứng rắn về an ninh, nhấn mạnh cuộc điều tra chỉ có thể được tiến hành sau khi xung đột kết thúc và "thứ duy nhất mà tôi muốn lật đổ là Hamas".
Vũ Hoàng(Theo WSJ)